Trong thời gian vừa qua, Việt Nam chúng ta đang phải trải qua những ngày tháng vô cùng vất vả bởi sự quay trở lại của Đại dịch toàn cầu Covid-19.Trải qua một năm đầy lao đao, mất mác vì dịch bệnh. Một năm mang lại nhiều cảm xúc về tình yêu thương, truyền thống đùm bọc của dân tộc. Và cũng là khoảng thời gian để lại nhiều bài học quý giá nhất trong lịch sử.
Nguồn ảnh sưu tầm
Từ Bắc Giang là tâm dịch của cả nước với số ca mắc bệnh tăng lên từng ngày cho đến Thủ Đô Hà Nội cũng nằm trong vùng báo động đỏ, rồi tăng dần khắp các tỉnh thành, đặc biệt nhất là TP. HCM với những ngày tháng chống dịch từ đầu tháng 06/2021. Trong cuộc chiến chống giặc dịch Covid-19 ấy, không thể kể hết những gian truân, vất vả và sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch. Dù môi trường làm việc luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo, dù phải làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ dưới thời tiết khắc nghiệt, oi bức của mùa hè trong bộ đồ bảo hộ ướt đẫm mồ hôi hay giá lạnh trong những cơn mưa. Nhưng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và cũng bởi vì mang trên mình sứ mệnh cao cả của Ngành Y, những “chiến sĩ áo trắng” đã quyết không chùn bước, sẵn sàng hy sinh lợi ích, hạnh phúc riêng, quên đi sức khỏe bản thân vì sức khỏe của nhân dân, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Những ngày tháng đại dịch, người thầy thuốc khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, họ không chỉ là bác sĩ, họ còn là chiến sĩ, là những người anh hùng của cuộc chiến và luôn tận tụy chăm sóc, chữa trị cho người bệnh bằng tất cả tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm.
Nguồn ảnh sưu tầm
Chưa có thời điểm nào dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên khắp cả nước, đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam như thời gian này. Sự khắc nghiệt của thời tiết cũng không làm ảnh hưởng đến đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên đến từ khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S nhận lệnh đi đến những nơi tuyến đầu chống dịch. Tại các Khu Cách ly, các bệnh viện dã chiến, nơi mà nguy cơ lây nhiễm lên đến mức “đỉnh điểm”, trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt dường như không có chỗ thở, đội ngũ y bác sỹ, chiến sĩ, tình nguyện viên vẫn ngày đêm miệt mài, dốc hết sức lực, thậm chí quên đi sức khoẻ của bản thân mình để bảo vệ cho sự bình yên của đất nước. Hàng ngày chứng kiến hình ảnh các y bác sĩ, chiến sĩ … ngất đi vì kiệt sức. Quả thực, đó là hình ảnh không thể không xót xa, không thể không rơi nước mắt.
Không chỉ các bạn thanh niên tình nguyện viên mà còn tất cả các lực lượng, các thành phần xã hội, mọi người dân không phân biệt tuổi tác, ngành nghề, chức vụ, tất cả đều chung sức, đồng lòng vừa tích cực khai thác mạng xã hội tuyên truyền, nắm chắc tình hình dư luận và định hướng thông tin trong thanh thiếu niên và nhân dân, sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội thường xuyên cập nhật, chia sẻ, đăng tải kịp thời, chính xác các tin, bài về tình hình diễn biến của dịch covid-19, vừa tình nguyện trực tiếp tham gia các hoạt động cứu trợ nhằm góp phần ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Đây thực sự là “tài sản” vô giá, là món quà tinh thần tuyệt vời ghi dấu ấn của những ngày tháng chống dịch không thể quên này.
Tinh thần chống dịch như chống giặc kiên cường như thế nhưng dường như chúng ta đã có lúc không chiến đầu lại nó. Hàng nghìn ca bệnh được chữa trị khỏi nhưng cũng có hàng nghìn ca bệnh tử vong. Đau xót thay hình ảnh con thơ chào đời chưa một lần được thấy mặt cha, mẹ, những đứa trẻ bỗng chốc phải mồ côi vì ông bà cha mẹ mất. Nghẹn ngào khi cha già ôm di ảnh các con. Đó là những nỗi đau không thể nào nguôi ngoai, cái giá phải trả này oan khuất quá. Nhằm mục đích chia sẻ nỗi buồn ấy, thêm một lời an ủi để nỗi đau được một lần nữa xoa dịu, lễ tưởng niệm nạn nhân mất vì COVID-19 sẽ diễn ra tại tại 2 điểm cầu TP.HCM và Hà Nội, tại các đơn vị cấp quận, huyện của TP.HCM và các địa phương có nhiều người dân tử vong, con em cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì COVID-19.. Cùng với tưởng niệm là những bài học để giảm thiểu những tổn thất và cuộc sống mai này an lành hơn. Và mong sau tưởng niệm, mỗi người - với trách nhiệm và khả năng của mình - cùng góp sức để dịch bệnh lui bước, không ai còn phải ra đi oan uổng nữa. Đó mới là điều quan trọng hơn cả.Lễ tưởng niệm như một lời nhắc nhở mỗi người, khắc sâu vào ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng của mỗi cá nhân. Đại dịch chưa qua, nguy cơ vẫn còn ở khắp các tỉnh thành. Lễ tưởng niệm hôm nay là học bài học của ngày hôm qua để sống tiếp ngày mai an toàn hơn.
- THỂ LỆ CUỘC THI ẢNH “NÉT ĐẸP LAO ĐỘNG” CÙNG NIS LANDSCAPE CHÀO MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 7 (17.03.2022)
- TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG PHÒNG DỰ ÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NĂM 2022 (03.03.2022)
- TỔNG KẾT CUỐI NĂM PHÒNG DỊCH VỤ CÂY XANH (23.02.2022)
- TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2021 (17.02.2022)
- TẤT NIÊN 2021 – KHÉP LẠI MỘT NĂM NHIỀU BIẾN ĐỘNG (16.02.2022)
- TÂN NIÊN - KHỞI ĐẦU MỚI ĐẦY THỊNH VƯỢNG (15.02.2022)
- LỄ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NĂM 2022 (20.01.2022)
- HỘI THẢO LÀM VIỆC TỪ XA SAU ĐẠI DỊCH VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP SMEs ( bản full ) (06.11.2021)
- QUỸ AN SINH (04.11.2021)
- HỘI THẢO LÀM VIỆC TỪ XA SAU ĐẠI DỊCH VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP SMEs ( RECAP ) (02.11.2021)